Tụ bù công suất phản kháng trung thế, hạ thế
Hiện nay, Công ty Phước Mỹ cung cấp các loại tụ bù công suất phản kháng trung hạ thế :
– Tụ bù hạ thế 1 pha 230v 5/10 kVar
– Tụ bù hạ thế 3 pha 440v 5/10/15/20/25/30/40/50KVar
– Tụ bù hạ thế 3 pha 690v 30kVar
– Tụ bù trung thế 1 pha/ 3 pha 50/100/200/300/400/500KVar 7.2/8.66/12.7kV
Các hãng Tụ bù:
– Tụ bù hạ thế/ trung thế Nuintek 1 pha/ 3 pha
– Tụ bù hạ thế/ trung thế Samwha 1 pha/ 3 pha
– Tụ bù hạ thế/ trung thế Epcos 1 pha/ 3 pha
– Tụ bù hạ thế/ trung thế Ducati 1 pha/ 3 pha
– Tụ bù hạ thế/ trung thế Sino 1 pha/ 3 pha
– Tụ bù hạ thế/ trung thế Shiziki 1 pha/ 3 pha
– Tụ bù hạ thế/ trung thế Schneider 1 pha/ 3 pha
– Tụ bù hạ thế/ trung thế Enerlux 1 pha/ 3 pha
Ngoài ra, Công ty Phước Mỹ còn cung cấp các loại tụ bù dung lượng theo yêu cầu, hướng dẫn, thi công lắp đặt tủ tụ bù dung lượng từ 10-1000kVar.
Tìm hiểu về tụ bù công suất phản kháng:
Công suất phản kháng được tiêu thụ ở đâu?
Công suất phản kháng được tiêu thụ ở đâu?
Công suất phản kháng được tiêu thụ ở: kháng điện trên đường dây tải điện và ở các phần tử, động cơ không đồng bộ, máy biến áp, thiết bị có liên quan tới từ trường.
Công suất phản kháng chỉ có thể giảm đến mức tối thiểu chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn vì cần nó để tạo ra từ trường, là yếu tố trung gian cần thiết trong quá trình chuyển hóa điện năng.
Các nguồn phát công suất phản kháng:
Khả năng phát công suất phản kháng của các nhà máy điện rất hạn chế, do cosᵠ của nhà máy thường là 0,8-0,9 hoặc cao hơn.
Vì lý do kinh tế nên người ta không chế tạo các máy phát có khả năng phát nhiều công suất phản kháng cho phụ tải mà chỉ phụ trách một phần công suất phản kháng của phụ tải. Phần còn lại do các thiết bị bù như: máy bù đồng bộ, tụ bù điện.
Máy bù đồng bộ:
Là loại máy điện đồng bộ chạy không tải dùng để phát hay tiêu thụ công suất phản kháng, thường được dùng trong hệ thống truyền tải như ở đầu vào đường dây tải điện dài, trong các trạm biến áp quan trọng và trong các trạm biến đổi dòng điện một chiều cao áp.
Các máy bù đồng bộ ngày nay thường được trang bị hệ thống kích thích từ nhanh có bộ kích từ chỉnh lưu và phương pháp khởi động thường dùng là khởi động đảo chiều.
Tụ bù tĩnh:
Tụ bù tĩnh là một đơn vị hoặc một dãy tụ bù nối với nhau và nối song song với phụ tải theo sơ đồ hình sao hoặc tam giác với mục đích sản xuất công suất phản kháng cung cấp cho phụ tải làm giảm công suất phản kháng phải truyền trên đường dây.
Tụ bù tĩnh thường được sản xuất với trị số cố định nhằm giảm chi phí, khi cần điều chỉnh điện áp có thể dùng tụ bù tĩnh đóng cắt được theo cấp, đây là phương pháp lợi ích kinh tế nhất trong việc sản xuất công suất phản kháng.
Tụ bù tĩnh cũng như máy bù đồng bộ làm việc ở chế độ kích công suất phản kháng trực tiếp cấp cho hộ tiêu thụ, giảm được lượng công suất phản kháng truyền tải trong mạng, do đó làm giảm được tổn thất điện áp.
Ưu điểm của tụ bù công suất phản kháng
– Suất tổn thất công suất tác dụng bé, khoảng (0.003-0.005)Kw/KVar.
– Không có phần quay nên tháo, lắp bảo trì dễ dàng.
– Tụ bù tĩnh được chế tạo thành từng đơn vị nhỏ nên có thể tùy theo sự phát triển của phụ tải trong quá trình sản xuất mà điều chỉnh dung lượng cho phù hợp.
– Chi phí cho một KVar của tụ bù rẻ hơn so với máy bù đồng bộ. Ưu điểm càng rõ rệt hơn khi dung lượng càng tăng.
– Giá thành của mỗi KVar tụ bù ít phụ thuộc vào công suất đặt và có thể coi như không đổi, nên thuận tiện cho việc phân chia tụ bù thành nhiều tổ nhỏ, dễ dàng lắp đặt vào nơi cần thiết.
– Tổn thất công suất trong tụ bù rất bé khoảng (0.3 – 0.5)%
– Vận hành đơn giản, độ tin cậy cao. Trong lúc vận hành, một tụ bị hư hỏng thì toàn bộ số tụ còn lại vẫn hoạt động bình thường.
– Lắp đặt, bảo dưỡng định kỳ rất dễ dàng. Có thể phân ra nhiều cụm lắp rải trên lưới phân phối mang lại hiệu quả cải thiện đường cong phân bố điện áp tôt hơn.
– Không cần nhân công trông coi vận hành như máy bù đồng bộ.
– Tụ bù còn có lợi thế là nó được đặt sâu trong các mạng điện hạ thế của xí nghiệp, gần các động cơ điện nên làm giảm P và A rất nhiều.